Nhật
Bản là một môi trường du học tuyệt vời.Tại Nhật, số lượng các trường
đại học, đại học ngắn hạn, trung học chuyên nghiệp là nhiều nhất trong
các quốc gia nổi tiếng về giáo dục tại châu Á.
Có
thể nói, Nhật Bản là đất nước mà về mặt học vấn, số lượng các môn học
vừa phong phú, người ta vừa có thể học bất cứ môn nào mình muốn học.
Những cơ quan hỗ trợ học tập như thư viện không chỉ có tại trường mà còn
có trong thành phố. Những cơ quan này được tập trung lại nhằm đáp ứng
nguyện vọng của những học sinh ham học.Ngoài
ra, những cơ quan hỗ trợ du học sinh cũng có không ít. Họ thường xuyên
giúp đỡ các du học sinh trên nhiều mặt như sinh hoạt hay giúp đỡ tìm
việc làm thêm.
Cuộc
sống ở Nhật có rất nhiều điểm khác so với ở Việt Nam. Bạn sẽ thấy mọi
người dường như lúc nào cũng tất bật, bận rộn vì công việc. Chính bạn
cũng sẽ trở nên vội vàng vừa học vừa đi làm như thế. Nhưng vào những dịp
nghỉ thì mọi người rất thảnh thơi vui chơi, giải trí.
Tại
Nhật không những bạn được tiếp xúc với các sinh viên đến từ mọi nơi
trên thế giới, được liên tục thể hiện mình và tiếp thu kiến thức. Được
sống trong môi trường Nhật ắt hẳn bạn sẽ tự có thêm một vốn tiếng Nhật
miễn phí.
Việc
làm thêm cũng cần thiết đối với những du học sinh tự túc. Tôi cũng làm
thêm nhiều việc như làm tại tiệm ăn Việt Nam, dạy tiếng Việt cho người
Nhật, dịch tài liệu,… Tiền thù lao làm thêm tại các tiệm ăn thông thường
khoảng 800yên/giờ, bao gồm cả ăn trưa hoặc tối. Những công việc khác
như dạy tiếng Việt, dịch thuật thì có mức lương cao hơn nhưng rất khó
tìm và không phải khi nào cũng có. Đi làm thêm giúp tôi kiếm một phần
sinh hoạt phí, nhưng làm thêm còn là một cơ hội tốt cho tôi tìm hiểu xã
hội, con người Nhật Bản. Tuy nhiên, bên cạnh tôi cũng có một vài người
bạn do tập trung quá vào việc làm thêm, bỏ bê việc học hành, dẫn đến một
kết quả học tập không tốt. Cũng có một số người làm những công viêc
nguy hiểm. Làm thêm như vậy thì không nên.
Kinh
nghiệm cho thấy sẽ không quá khó để có mức thu nhập cao nếu bạn tỏ ra
là người thành thạo tiếng Nhật và tỉ mẩn trong công việc. Phòng phúc lợi
của trường, trung tâm giới thiệu việc làm Hello Work… là những địa chỉ
tìm việc khá quen thuộc của DHS ở đây.
Giờ học ở trường:
Giờ
học ở trường Nhật ngữ ư? Rất thú vị. Đôi khi ồn ào nếu bạn gặp được
giáo viên vui vẻ. Nhưng bạn đừng nghĩ đơn giản mà không làm bài tập và
ôn luyện mỗi ngày nhé! Khi mới đặt chân tới Nhật, tiếng Nhật chưa đủ,
việc nghe giảng của tôi đã gặp rất nhiều khó khăn. Sau mỗi giờ học, tôi
thường phải mượn vở của những người bạn Nhật, mượn rất nhiều tài liệu
tham khảo ở thư viện, về Phòng nghiên cứu để vừa tự ôn lại bài giảng,
vừa làm bài tập. Vì vậy theo tôi, trước khi vào học chính thức tại một
trường đại học nào đó, bạn nên cố gắng trang bị càng nhiều tiếng Nhật
càng tốt. Ngoài ra, trong các bài giảng của các giáo sư Nhật Bản, bên
cạnh sách giáo khoa, sách tham khảo cũng được sử dụng rất nhiều, và khối
lượng sinh viên phải tự học cũng rất lớn. Bạn nên tranh thủ đọc càng
nhiều sách tham khảo càng tốt. Kết quả học tập mỗi môn học sẽ được đánh
giá thông qua điểm thi giữa kỳ, cuối kỳ và cả những phát biểu tại những
buổi thảo luận.
Ẩm thực tại Nhật:
Thức
ăn chế biến sẵn rất nhiều nhưng đắt và có lẽ không hợp khẩu vị người
Việt Nam lắm. Yakiniku (thịt nướng) và norimaki (cơm cuốn rong biển)
theo tôi là ngon. Nhưng tốt hơn, chúng ta nên cùng nhau làm món Việt Nam
mỗi ngày sẽ vui và dễ ăn hơn, thỉnh thoảng đổi món sushi hoặc sashimi.
Cơ sở vật chất của các trường đại học Nhật Bản
Các
trường đại học Nhật Bản được trang bị rất hoàn hảo từ thư viện, phòng
máy tính, phòng nghiên cứu, phòng thí nghiệm đến ký túc xá, nhà ăn, nhà
tập thể dục, bể bơi, sân bóng…nhằm phục vụ tốt nhất mục đích học tập,
nghiên cứu và nghỉ ngơi của sinh viên. Ví dụ, thư viện được xây dựng
khang trang với một kho sách đồ sộ, sinh viên ai cũng có thể mượn sách
miễn phí mang về nhà học hoặc học tại thư viện. Phòng máy tính cũng được
trang bị rất hiện đại, bất cứ ai cũng có thể sử dụng được và nhiều nơi
còn cho phép sinh viên sử dụng 24/24. Các phòng ốc của các trường đại
học luôn được trang bị đầy đủ hệ thống máy lạnh, lò sưởi làm bạn cảm
thấy rất thoải mái trong những ngày đông lạnh giá hoặc ngày hè nóng nực.
Nhà
ăn ở trường cũng rất tiện lợi và rẻ. Rất nhiều sinh viên, không nấu ăn ở
nhà mà chủ yếu ăn ở nhà ăn. Ngoài ra, ở trường đại học còn có cả hiệu
sách, đại lý bán vé tàu, cửa hàng giặt đồ, cửa hàng văn phòng phẩm, máy
rút tiền ATM,… rất thuận tiện. Tại nhà tập thể dục thể thao, bể bơi, sân
bóng, sinh viên có thể thư giãn sau những giờ phút học tập căng thẳng.
Học bổng
Ngày
nay, số lượng du học sinh ở Nhật Bản ngày một nhiều, vì vậy việc xin
học bổng cũng ngày càng khó khăn. Qua bảng thông báo của nhà trường,
những cuốn sách hướng dẫn tìm kiếm học bổng cho du học sinh và qua thông
tin từ bạn bè, tôi đã lập một danh sách những học bổng mà mình thoả mãn
điều kiện dự tuyển, sau đó tôi đã nộp hồ sơ xin học bổng rất nhiều lần.
Những học bổng có giá trị cao, đối tượng tuyển rộng rãi (không giới hạn
quốc tịch, ngành nghề chắng hạn) là những học bổng rất khó xin. Thành
tích học tập cùng với bộ hồ sơ chuẩn bị thật chu đáo là những yếu tố
quan trọng quyết định bạn có được chấp thuận hay không. Bộ hồ sơ xin học
bổng thường bao gồm Bảng thành tích học tập, Giấy chứng nhận đã đăng ký
cư trú dành cho người nước ngoài, Bản kế hoạch nghiên cứu, kế hoạch học
tập…
Đối
với các bạn sinh viên du học tự túc thì lúc đầu khi mới đến Nhật cuộc
sống tương đối khó khăn, tuy nhiên nếu các bạn cố gắng học tiếng Nhật
thật tốt, các bạn có thể kiếm được việc làm thêm giúp tăng thêm thu nhập
và có được môi trường rèn luyện tiếng Nhật hiệu quả nhất. Vì thế nếu
muốn cuộc sống du học được nhẹ nhàng, thoải mái hơn thì trước khi sang
Nhật các bạn phải trang bị cho bản thân vốn tiếng Nhật cơ bản, tốt nhất
phải tương đương N4(3kyu). Trường hoặc trung tâm tiếng Nhật nơi bạn học
thường tổ chức cho bạn các chương trình nghỉ tại các gia đình Nhật Bản
trong thời gian từ vài ngày đến một tuần, hoặc các chương trình giao lưu
quốc tế gặp gỡ với người Nhật hoặc bạn bè đến từ nhiều nước khác trên
thế giới. Đây là dịp rất quí báu để bạn có thể phát triển mối quan hệ
với các gia đình và bạn bè Nhật Bản và biết thêm về lối sống của họ.
Người Nhật vẫn còn giữ được nhiều bản sắc văn hoá truyền thống và Á
Đông, rất chu đáo và hiếu khách. Nếu chúng ta có được tình cảm với các
gia đình mình ở trọ trong nhiều năm và được họ coi như là người thân
trong gia đình thì khi các bạn gặp khó khăn ví dụ như chưa rõ nhiều điều
về cuộc sống tại Nhật Bản, các gia đình mình ở trọ sẽ luôn sẵn sàng
giúp đỡ bạn.
Ở Nhật Bản, bất cứ cái gì bạn cần đều có thể mua được. Hệ thống những cửa hàng tiện ích mở cửa 24 tiếng một ngày có ở khắp nơi.
Nói
tóm lại, cuộc sống của các bạn như thế nào đều phụ thuộc vào sự nỗ lực
của bản thân các bạn. Vì thế rất mong các bạn đã đang và sẽ đi du học
hãy cố gắng, nổ lực hết mình, đừng để khó khăn trước mắt đánh bại.
Dưới đây là một số địa điểm tư vấn chính khi bạn gặp khó khăn:
1. Phòng Tư vấn dành cho người nước ngoài ở Tokyo (Tokyo Foreign Residents AdvisoryCenter)
Địa chỉ: 3F, 1st Bldg.,Tokyo Metropolitan Government Office 2-8-1 Nishi-Shinjuku, Shinjuku-ku, Tokyo
Nhà ga gần nhất: Shinjuku
Nội dung
tư vấn: những vấn đề về y tế, pháp luật, sinh hoạt hàng ngày. Nhân viên
chuyên trách sẽ giải đáp thắc mắc, nếu cần cũng có thể có sự hỗ trợ của
luật sư, chuyên viên thuế khoá,… Bạn có thể trao đổi bằng điện thoại
hoặc đến gặp trực tiếp. Phí tư vấn: miễn phí
Ngôn ngữ, số điện thoại và thời gian tư vấn:
– Tiếng Anh : 03-5320-7744
+ Từ Thứ hai đến Thứ sáu : 9:30~12:00. 13:00 ~ 16:00
– Tiếng Trung: 03-5320-7766
+ Thứ ba và Thứ sáu: 9:30~12:00. 13:00 ~ 16:00
2. Phòng Tư vấn Nhân quyền dành cho người nước ngoài
Tokyo Legal Affairs Bureau, Civil Liberties Department (Human Rights Counseling Center for Foreigners)
Tại Tokyo:
Địa chỉ: 1-1-15 Kudanminami, Chiyoda-ku, Tokyo
Điện thoại: 03-5213-1370
Nhà ga gần nhất: Ga tàu điện ngầm Kudanshita. Đi bộ từ cửa số 6 khoảng 5 phút
Nội dung:
Nhân viên Uỷ ban Bảo vệ Nhân quyền sẽ giải đáp những vấn đề liên quan
đến nhân quyền. Để bảo vệ nhân quyền của những người đến tư vấn, dù bạn
lao động bất hợp pháp, bạn cũng không bị tố giác. Miễn phí tư vấn.
Ngôn ngữ và thời gian tư vấn
– Tiếng Nhật: từ Thứ hai đến Thứ sáu 8:30 ~ 17:00
– Tiếng Anh: Thứ ba, Thứ năm 13:30 ~ 16:00
– Tiếng Trung: Thứ hai 13:30 ~ 16:00
Ngoài
ra, tại Osaka, Kobe, Nagoya, Hiroshima, Fukuoka, Takamatsu, Matsuyama
cũng có những văn phòng tư vấn nhân quyền của Sở Tư pháp địa phương. Địa
chỉ liên hệ cụ thể có thể tham khảo tại trang web của Cục Bảo vệ Nhân
quyền, Bộ Tư pháp như sau:
http://www.moj.go.jp/JINKEN/jinken21.html
3. Trung tâm tư vấn pháp luật Tokyo
Địa chỉ: Legal Consulting Center 1F Bar Association Building 1-1-3
Kasumigaseki Chiyoda-ku, Tokyo
Nhà ga gần nhất: đi bộ từ nhà ga Kasimugaseki khoảng 3 phút
Điện thoại: 03-3581-2302 (Tiếng Anh hoặc Tiếng Trung)
Trong trường hợp hẹn gặp: 03-3581-1511 (tiếng Nhật)
Nội
dung tư vấn: tư vấn pháp luật liên quan đến những vấn đề tư cách lưu
trú, quốc tịch, kết hôn, ly hôn giữa người Nhật và người nước ngoài,
những sự vụ kinh tế quốc tế. Đối với những người nước ngoài không giỏi
tiếng Nhật có thể tư vấn về luật pháp Nhật nói chung trong những vụ án
dân sự, hình sự, những vấn đề về lao động.
Về nguyên tắc, thu phí tư vấn như sau: trong vòng 30 phút là 5000 yên + thuế, cứ thêm 15 phút cộng thêm 2500 yên + thuế.
Đối với những người không có thu nhập, có thể được miễn phí, nhưng phải chứng minh được là mình không có thu nhập.
Ngôn ngữ và thời gian tư vấn:
Tiếng Nhật và Tiếng Anh: từ Thứ hai đến Thứ sáu: 13:00 ~15:00
Tiếng Trung: Thứ hai, Thứ ba, Thứ năm, Thứ sáu 13:00 ~ 15:00
4. Trung tâm Thông tin du học của Cơ quan Hỗ trợ Sinh viên Nhật Bản (JASSO)
Tel: 03-5520-6131
Nội dung tư vấn: Thông tin về các trường, đại học, cao học. Đây là cơ quan trực thuộc Bộ Khoa học và Giáo dục Nhật Bản.
Cách tư vấn: gặp trực tiếp (cần hẹn trước) hoặc qua điện thoại, miễn phí
Ngôn ngữ
và thời gian: tiếng Nhật hoặc tiếng Anh, mọi ngày (trừ ngày Thứ tư của
tuần thứ hai trong tháng, nghỉ lễ Golden week, nghỉ cuối năm), từ 9:30
đến 17:00
5. Phòng Tư vấn du học sinh, Hiệp hội Văn hoá Sinh viên Châu Á (Asia Gakusei Bunka Kyokai)
Địa chỉ:
Asian Students’ Cultural Association (Foreign Students’ Advisory Center)
Asia Bunka Kaikan 2-12-13 Honkomagome Bunkyo-ku,Tokyo
Tel: 03-3946-7565
Nội dung:
cung cấp thông tin và tư vấn về những vấn đề liên quan đến cuộc sống của
du học sinh. Ngoài ra, đôi khi Phòng Tư vấn còn giới thiệu ký túc xá
hoặc việc làm thêm.
Cách thức tư vấn: gặp trực tiếp hoặc qua điện thoại
Ngôn ngữ tư vấn:
- Tiếng Nhật
– Thời gian: từ Thứ hai đến Thứ sáu 9:00 ~ 17:00, Thứ bảy 9:00 ~ 12:00 (nếu gặp trực tiếp thì sau 10 giờ)
Phòng trọ giá rẻ
Tại
Nhật, mặc dù có ký túc xá dành cho sinh viên (SV), nhưng số lượng không
nhiều nên có khoảng 70% số SV phải thuê nhà riêng để ở. Khi ký hợp đồng
thuê nhà, theo tập quán người Nhật thì người đi thuê nhà phải trả một
khoản tiền lễ – tức tiền mua quyền sử dụng đất cho chủ nhà, với số tiền
bằng khoảng từ 1 – 6 tháng tiền nhà, tùy theo từng khu vực. Bên cạnh đó
là tiền đặt cọc, hoặc nếu bạn thuê nhà thông qua công ty môi giới bất
động sản thì còn phải trả một khoản phí bằng 1 – 2 tháng tiền nhà.
Một
phòng trọ bình dân tại Tokyo, với diện tích chừng 9,6m2 và dùng chung
nhà vệ sinh có giá thuê khoảng 40.000 yên/tháng (khoảng 5,6 triệu VND).
Thế nhưng, cũng căn phòng ấy nếu ở ngoại ô hoặc các khu vực địa phương
thì có thể rẻ hơn nhiều, có khi chỉ bằng một nửa.
Giảm chi phí y tế
Tại
Nhật Bản hiện nay, chăm sóc y tế là một trong những ưu tiên hàng đầu
trong đời sống của người dân và chi phí này là phần không thể thiếu
trong ngân sách của cá nhân và gia đình. Và DHS cư trú tại Nhật Bản một
năm hoặc dài hơn đều phải tham gia bảo hiểm y tế quốc gia, điều này là
quy định và cũng là quyền lợi.
Người
tham gia phải trả từ 20 – 30% chi phí y tế cho bất cứ loại điều trị nào
đã được bảo hiểm. Chi phí cho phần không được bảo hiểm sẽ phải tự thanh
toán. Thủ tục tham gia bảo hiểm được thực hiện ở các ủy ban hành chính
thành phố hay thị trấn nơi bạn cư trú, tiền đóng bảo hiểm trả theo hàng
tháng. Mỗi khu vực phí bảo hiểm không giống nhau, và những DHS không có
nguồn thu nhập khi đang cư trú thì được giảm phí.
Nếu
thông qua AIEJ, bạn có thể được trả lại một phần phí y tế đã tự trả
(tối đa 80%) trừ những loại bệnh không nằm trong bảo hiểm y tế quốc gia.
Trong trường hợp này, DHS sẽ chỉ phải trả 6% chi phí khám chữa bệnh với
mọi loại bệnh nằm trong phạm vi được bảo hiểm. Trường hợp khi SV khám
bệnh ngoại trú, AIEJ sẽ thanh toán số tiền thuốc phát sinh.
Tận dụng đại hạ giá và miễn phí
Nhật
Bản là quốc gia nổi tiếng đắt đỏ nhất thế giới, vì vậy, tận dụng những
cơ hội mua hàng giảm giá sẽ là lựa chọn khôn ngoan cho túi tiền giới hạn
của mình.
Nếu
ở Nhật một thời gian, bạn sẽ khám phá ra những địa điểm mua bán giá rẻ
dành cho thanh niên. Nhật có nhiều cửa hàng có giá 100 yên, tiêu biểu là
hãng Daiso với khoảng 2.000 tiệm khắp nơi với đủ các loại hàng hóa:
thực phẩm, mỹ phẩm, văn phòng phẩm, thời trang… Hoặc bạn có thể mua sắm
tại các cửa hàng đại hạ giá ở khu Harajuku ở Tokyo.
Nhật
cũng có những nơi sử dụng miễn phí internet dành cho SV, trong trường
học hoặc những quán cà phê mà chỉ cần đăng ký thẻ hội viên. Tận dụng
được món hàng này cũng là một cách giữ gìn “hầu bao” cho những ngày dùi
mài kinh sử nơi đất khách.
Quá trình học tập tại Nhật :
Đa
số những sinh viên du học tự túc đều phải tuân thủ theo một quy trình
học tập như sau: vào học triếng Nhật ở các trường dạy Tiếng, sau đó học
lên đại học(ngắn hạn hoặc dài hạn), sau khi tốt nghiệp đại học các bạn
du học sinh có thể chọn lưa: về nước hoặc là tiếp tục ở lại Nhật làm
việc và học tập.Nhìn quy trình có vẻ đơn giản nhưng nếu các bạn không
chú ý thì có thể bị trục xuất về nước bất cứ lúc nào.Theo như những kinh
nghiệm của các bạn du học sinh, khi học tập ở Nhật các bạn phải chú ý
các điều sau đây:
1) Giai đoạn học Tiếng :
Các
trường dạy Tiếng ở Nhật đều tạo điều kiện cho sinh viên du học vừa học
tiếng Nhật vừa làm việc để tăng thêm thu nhập.Tuy nhiên có nhiều bạn đã
để mất cơ hội này bởi vì nhiều lý do, trong đó 2 lý do cơ bản nhất là :
năng lực tiếng Nhật kém không đủ điều kiện làm việc, không tuân thủ quy
định của nhà trường. Như vậy nếu như các bạn muốn sau khi đến Nhật du
học có thể mau chóng có việc làm thêm thì phải chuẩn bị trước cho bản
thân nền tảng tiếng Nhật khi còn ở Việt Nam, khi qua Nhật trong 1, 2
tháng đầu phải cố gắng học tâp, đàm thoại tiếng Nhật thật nhiều với mọi
người xung quanh, đăc biệt khi đã được trường cấp quyết định cho phép
làm thêm thì phải tuân thủ theo quy định của nhà trường, phải báo cáo
chính xác công việc đang làm khi nhà trường yêu cầu, đồng thời phải giữ
vững thành tích học tập, có như vậy công việc mới lâu dài, thu nhập mới ổ
định được. Ngoài việc giúp học viên tìm kiếm việc làm, các trường học
Tiếng còn giúp đõ những học viên tốt nghiệp có ý định ở lại Nhật học lên
đại học tìm trường phù hợp với nguyện vọng và chuyên ngành đăng ký.
2) Giai đoạn học đại học :
Sau
khi thi đậu vào các trường Đại học của Nhật, các bạn sẽ có nhiều thời
gian để tham gia các hoạt động xã hội. Đây là giai đoạn các bạn phải
tích cực sử dụng tiếng Nhật để giao tiếp với bạn bè xung quanh.Môi
trường đại học Nhật Bản tương đối dễ chịu, không gay gắt như các nước
khác. Các bạn sẽ có nhiều thời gian tham gia các hoạt động đội nhóm, làm
thêm. Vì thế hãy tận dụng cơ hội này đi làm thêm để trau dồi khả năng
tiếng Nhật, thu thập thêm kinh nghiệm thực tế. Nên tìm cách chớp những
cơ hội mở mang kiến thức qua các chương trình du học trao đổi, hay thực
tập tại các công ty danh tiếng hơn là tiêu tốn hết các kỳ nghỉ vào các
chuyến về thăm nhà. Tuy nhiên các bạn phải tuân thủ đúng quy tắc của nhà
trường: ví dụ như tuân thủ thời gian lên lớp…, có như vậy việc tốt
nghiệp của bạn mới thuận lợi. Thêm vào đó, các bạn có ý định làm việc
tại Nhật sau khi tốt nghiệp cần phải xác định chuyên ngành làm việc và
công ty bản thân muốn làm càng sơm càng tốt, thời gian hay nhất là bạn
nên lựa chọn xong khi kết thúc năm nhất Đại Học, sau đó tích cực gửi hồ
sơ xin việc.
Vào
năm cuối của khoá học, bạn sẽ nghiên cứu đề tài tốt nghiệp dưới sự
hướng dẫn của giáo sư. Trong thời gian này, bạn phải cố gắng tạo được
thiện cảm với giáo sư hướng dẫn, không nên tự quyết định việc gì mà chưa
thông qua ý kiến của giáo sư. Có như vậy thì việc tốt nghiệp của bạn
mới dễ dàng.
3) Sau khi tốt nghiệp đại học :
-Sau khi
tốt nghiệp đại học, các bạn có thể lựa chọn về nước hoặc ở lại Nhật tiếp
tục học tập và làm việc. Đây là giai đoạn cuối cùng trong quá trình du
học.
Một vài lời nhắn gửi tới các bạn có nguyện vọng du học Nhật Bản
Ngày
nay, cùng với sự phát triển không ngừng của internet, các bạn có thể
thu thập được bất cứ thông tin gì về du học Nhật Bản. Tôi mong rằng các
bạn sẽ thu thập thật nhiều thông tin về du học Nhật Bản sau đó sẽ đề ra
một mục tiêu cụ thể và một kế hoạch du học thật chu đáo.
Tìm hiểu thêm: du hoc nhat, du học nhật bản